Gỗ công nghiệp được phân thành rất nhiều loại khác nhau: MFC (thường & chống ẩm), MDF (thường & chống ẩm), HDF (siêu chống ẩm & Black siêu chống ẩm)… làm thế nào để phân biệt các loại gỗ công nghiệp ???
Nội thất Tân Việt hôm nay sẽ hướng dẫn anh em cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp chính trên thị trường hiện nay nhé.
Nội dung bài viết
1. Trong nội thất loại gỗ công nghiệp nào được dùng?
Trên thị trường Việt Nam, đồ gỗ nội thất công nghiệp được làm từ 3 loại thông dụng: MFC, MDF và HDF. Cả 3 loại đều có những tính chất và các đặc điểm khác nhau phù hợp với từng hạng mục trong gia đình, văn phòng. Nội thất Tân Việt sẽ hướng dẫn chi tiết dưới đây, anh em chịu khó đọc để có thêm kiến thức nhé.
1.1 – Ván gỗ dăm MFC
Có anh em nào thắc mắc tại sao lại gọi là MFC không ạ? MFC được viết tắt của từ tiếng anh là Melamine Faced Chipboard. Ván gỗ MFC được sản xuất từ các loại gỗ rừng trồng ngắn ngày như: keo, bạch đàn, cao su,… Cấu tạo của ván gỗ dăm MFC là gỗ băm nhỏ kết hợp với keo và ép tạo độ dày nên bề mặt thô ráp. Quá trình hoàn thiện được sử dụng PVC tráng lên hay giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp cho ván gỗ.
Ván gỗ dăm MFC được chia làm 2 loại: Loại thường và lõi xanh chống ẩm.
Bề mặt Melamine rất mỏng thường được phủ lên cốt MFC
Ưu điểm: Dễ dàng thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
Nhược điểm: Là loại gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.
Ứng dụng: Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.
1.2 – Ván gỗ HDF
Tương tự như trên thì HDF được viết tắt bởi từ High Density Fiberboard. Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ các bột gỗ của gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp cùng với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao.
Các tấm ván gỗ HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cắt theo kích thước được thiết kế định hình.
Gỗ HDF được chia làm 2 loại: Thường và chống ẩm. Nhưng gỗ HDF chống ẩm được sử dụng nhiều hơn cả với 2 loại nhỏ: Siêu chống ẩm và Black siêu chống ẩm.
Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp cùng với sợi thủy tinh.
Ưu điểm: Dễ dàng thi công, sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kích thước bề mặt của gỗ lớn. Độ bền tốt, chống xước và chống nước rất tốt.
Nhược điểm: Đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp, hạn chế độ dày và độ dẻo.
Ứng dụng: Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất, sàn và đặc biệt là làm cửa.
1.3 – Ván gỗ sợi MDF
Ván gỗ MDF –Medium Density Fiberboard được nghiền nát thành sợi từ các loại thân cây ngắn ngày: keo, bạch đàn,… Các sợi gỗ này sẽ được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa…sau đó được ép thành ván.
Ván gỗ MDF cũng được chia làm 2 loại: Loại thường và lõi xanh chống ẩm.
Với bề mặt ván MDF phẳng mịn, Melamine MDF có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật. Đặc biệt với các bề mặt trang trí cần có độ bóng, mịn cao, giúp cho các bề mặt này đạt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn.
Ưu điểm: Dễ thi công, được sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
Nhược điểm: Gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo cho nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.
Ứng dụng: Được làm các đồ nội thất trong văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em…
1.4 – Cốt ghép thanh
Loại gỗ được làm từ gỗ tự nhiên, các cây gỗ sẽ được lạng mỏng thành từng tấm gỗ dày 1mm. Sau đó chúng được mang đi ép cùng với chất kết dính. Gỗ dán có độ bền không thua kém ván gỗ đặc tự nhiên.
Tấm ván gỗ ghép thanh được phủ veneer thì diện mạo cũng tương được như gỗ tự nhiên. Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên 20 đến 30%. Và tất nhiên gỗ ghép thanh không bị công vênh, mối mọt trong thời gian sử dụng.
1.5 – Gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa (WPC) là loại vật liệu mới được tạo từ bột gỗ và nhựa. Ngoài tính chống nước 100% thì gỗ nhữa còn có thể dễ dàng uống cong tạo hình cố định.
Gỗ nhựa có:
- Tính chất như gỗ: Có thể gia công bằng công cụ mộc truyền thống.
- Tính chất như nhựa: Tính chống ẩm, cong vênh, mối mọt, mục nát.
Ưu điểm:
- Thay thế được gỗ tự nhiên, đặc biệt là phần ngoại thất.
- Màu sắc đa dạng, vân gỗ giống vẫn gỗ tự nhiên.
- Có thể tạo được vân đá trên gỗ nhựa.
- Có thể phủ PU, 2K,… lên bề mặt bình thường như gỗ.
Ứng dụng:
- Gỗ nhựa được sử dụng ở những nơi ẩm ướt: tủ bếp, nhà vệ sinh, phòng kho…
2. Phân biệt loại gỗ công nghiệp loại nào tốt nhất?
Đến đây chắc hẳn anh em cũng đang phân vân không biết loại nào tốt nhất đúng không ạ?
Bằng kinh nghiệm triển khai hàng trăm công trình nội thất lớn nhỏ của Nội thất Tân Việt thì gỗ HDF là dòng gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay bởi vì:
- Bề mặt gỗ nhẵn bóng, mịn màng.
- Kết cấu mật độ gỗ cao nên khả năng chống ẩm tốt.
- Gỗ HDF có độ cứng cao, tuổi thọ bền, thời gian sử dụng có thể lên tới 15 – 20 năm.
- Gỗ HDF chống mối mọt , khó cong vênh hơn so với loại gỗ tự nhiên.
Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin, hãy đừng ngại liên hệ với Nội Thất Tân Việt theo số hotline 0989.099.234 để được tư vấn tận tình nhất.